Sứa biển có một khả năng đặc biệt đó là có thể tự phát ra ánh sáng rực rỡ màu sắc vô cùng lạ mắt. Chúng còn được yêu thích bởi là nguyên liệu làm nên những món ăn ngon. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về loài sinh vật này nhé!
Loài sứa có đặc điểm gì?
Sứa hay còn được gọi với tên là sưa sứa, chúng là loài động vật thân mềm thuộc ngành Thích ty bào, trong lớp Scyphozoa. Cơ thể chúng trong suốt và không có xương sống, sống ở những môi trường nước. Chúng di chuyển bằng cách dựa vào sự vận chuyển của dòng nước. Với cơ chế co bóp dù rồi đẩy mạnh phần nước qua lỗ miệng. Chúng hấp thụ oxy từ trong nước và qua màng thở.
Thuộc vào phân ngành Cnidaria như các anh em khác là: san hô, hải quỳ nêngiống như tất cả các loài khác trong ngành. Các bộ phận trên cơ thể của loài sứa được tỏa ra từ một trục trung tâm chính giữa hay còn gọi là kiểu đối xứng xuyên tâm. Giúp cho loài này có thể phát hiện và phản ứng nhanh nhẹn với thức ăn hoặc chạy trốn nguy hiểm.
Đặc điểm của Sứa
- Cơ thể chúng giống một chiếc dù với cái miệng nằm bên dưới
- Chúng di chuyển bằng cơ chế co bóp
- Dùng các xúc tu dài ngoằng để bắt mồi dễ dàng
- Các tế bào gai giúp chúng tệ vệ, bảo đảm an toàn cho bản thân
Những điều ít biết về loài sứa
- Loài động vật này có mặt ở hầu hết cả các đại dương trên thế giới. Đôi khi chúng còn được tìm thấy trong những khu vực hồ nước ngọt hoặc trong cả những cái ao.
- Kích thước của sứa rất đa dạng: từ nhỏ như đầu ngón tay đến những con có chiều dài lên tận 2.5m. Còn các xúc tu có thể dài lên tới 60m ngang với kích thước của một con cá voi xanh khổng lồ.
- Cấu tạo của các xúc tu là hàng ngàn tế bào với tên gọi là cnidoblasts. Trong mỗi xúc tu lại có các tế bào gai chứa nọc độc.
Thành phần dinh dưỡng có trong một con sứa
- Thành phần chất đạm: 12.4gr
- Thành phần chất béo: 0.1gr
- Thành phần chất đường: 3.8gr
- Thành phần canxi: 182mg
- Thành phần sắt: 9.5mg
- Thành phần I-ốt: 132gr
- Bên cạnh còn có nhiều vitamin và những nguyên tố vi lượng khác như: photpho, kẽm, magie,…)
Khu vực thường hay xuất hiện
Chúng ta thường sẽ thấy sứa xuất hiện ở ven vùng biển hay các vùng nước ven bờ, và chúng rất nhạy bén với sự thay đổi của môi trường. Những nhà khoa học đã phát hiện ra có loại sứa sống ở độ sâu dưới 9000m. Hầu hết các loài sứa thích sống trong môi trường ấm thì cũng có một vài loài khác sống ở môi trường lạnh như Bắc Cực và Nam Cực.
Vị trí tìm thấy sứa nhiều nhất là phía trên mặt đáy của đại dương, chúng trôi nổi cùng các sinh vật phù du khác, tuy nhiên, có một số loài sống ở dưới đáy đại dương. Sứa không thể sống khi bị đưa xa khỏi môi trường nước quá lâu, chúng sẽ bị mất nước và sụp đổ dần tới khi chết.
Chú ý những loài sứa có độc
Tuy dáng vẻ mỏng manh, đẹp đẽ nhưng vậy nhưng có nhiều loài sứa rất độc. Tiêu biểu nhất là: Sứa bắp cày và sứa lửa. Các bạn hãy tham khảo cách nhận biết của chúng dưới đây để đảm bảo cho mình và mọi người.
Sứa bắp cày
Đặc điểm nhận dạng của loài sứa này là có màu sắc ánh sáng xanh và đen lẫn với nhau. Sứa bắp cày thường mang màu sắc ánh xanh. Chúng thường được tìm thấy trôi nổi trên mặt nước ở những vùng ven biển của nước ta. Đặc biệt là khi biển động hay có bão, chúng sẽ tiến gần sát vào bờ để tìm chỗ trú ngụ an toàn.
Hình dáng của những con sứa này gần giống như những cái chậu úp ngược. Với kích thước dao động từ 2cm đến 20cm. thân hình chúng màu trong suốt và có ánh sáng màu xanh. Điều nguy hiểm của loài này chính là trên cơ thể chúng có hàng nghìn gai độc.
Nọc độc của chúng rất nguy hiểm, khi tấn công chúng sẽ làm tê liệt hệ tim mạch và hệ thần kinh. Vì vậy, khi đã nắm được đặc điểm nhận dạng của chúng thì các bạn cần phải tự động và nhắc nhở mọi người tránh xa để tránh bị tấn công và dùng chúng làm thức ăn.
Sứa lửa
Loài sứa này cũng là một loài nguy hiểm thường tìm thấy ở nước ta. Chúng rất dễ nhận dạng do có màu sắc vô cùng nổi bật là 2 màu đỏ hoặc màu cam. Loài sứa lửa mang thân hình tương đối dài và mỏng trông giống như chiếc nắp chai.
Cơ thể của chúng thường không có màu và trong suốt khó nhìn thấy, nhưng những chiếc cúc tu chứa độc thì lại mang những màu sắc sặc sỡ. Màu sắc bắt mắt giúp chúng thu hút những con mồi tiến lại gần, màu sắc này có thể thay đổi tuỳ theo môi trường nước mà chúng đang sinh sống. Phổ biến nhất chính là 2 màu cam và đỏ.
Ăn sứa có công dụng hay tác hại gì?
Sứa biển với hình dáng lạ kỳ nhưng lại trở thành món ăn mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên vẫn sẽ có những tác hại không mong muốn nếu chế biến và sử dụng không phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ hơn những công dụng cũng như tác hại mà món ăn từ loài này mang lại.
Công dụng
Những ngày hè nóng nực thì những món ngon từ sứa biển đều được nhiều người yêu thích không chỉ bởi nó ngon, lạ miệng mà còn bởi nó có rất nhiều công dụng như:
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Trong thành phần của sứa biển được tìm thấy nhiều các axit béo omega 3 và cả omega 6. Nên khi ăn sứa biển sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch.
Có tác dụng ngăn ngừa ung thư và chống oxy hóa các tế bào
Như thành phần chất dinh dưỡng của sứa có chứa một hàm lượng selenium tương đối cao, mà thành phần chất này có tác dụng giúp chống oxy hóa và phòng chống, ngăn ngừa các bệnh ung thư vậy nên khi ăn sứa biển còn mang lại tác dụng trong việc bảo vệ các tế bào cơ thể tránh khỏi tổn thương.
Hỗ trợ trí nhớ
Một tác dụng cực kỳ tốt khi ăn sứa biển là chúng chứa một hàm lượng choline rất cao, giúp ghi nhớ tốt, phát triển trí não. Tầm quan trọng của dưỡng chất này cao giống như thành phần vitamin B trong cơ thể. Với tác dụng giúp hỗ trợ và phát triển hệ thần kinh đồng thời sản xuất ra những chất béo quan trọng, cần thiết cho các màng tế bào. Từ đó, giúp não bộ xử lý thông tin nhanh gọn, tốt hơn và trí nhớ lâu hơn.
Trẻ hóa làn da
Trong mỗi con sứa biển có rất nhiều thành phần collagen nên giúp hỗ trợ tái tạo và phục hồi làn da. Giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hoá da một cách hiệu quả. Mặc dù có nhiều ưu điểm trong công dụng đem lại sức khoẻ tốt cho con người là vậy. Nhưng các bạn không nên lạm dụng, ăn quá nhiều sứa biển trong thời gian liên tục và dài ngày.
Tác hại
Như đã nói ở trên, đi cùng với những công dụng tuyệt vời thì sứa biển cũng mang đến những rắc rối và phiền toái cho người thưởng thức bởi một số nguyên nhân dưới đây:
Gây dị ứng
Hầu hết thành phần trong sứa là an toàn với tất cả mọi người, tuy nhiên vẫn có một người bị sốc phản vệ khi sử dụng sứa làm thức ăn dù ăn sống hay nấu chín. Nếu bản thân là một người dễ bị dị ứng với đồ ăn lạ, thì bạn nên cẩn trọng khi ăn sứa. Chỉ nên ăn thử một chút để xem cơ thể có phản ứng gì không.
Tiềm tàng nhiều loại mầm bệnh và vi khuẩn bên trong cơ thể
Vì là loài động vật nằm sâu dưới đáy đại dương nên nếu như khâu sơ chế và chế biến không được làm sạch. Thì sứa có thể vẫn chứa nhiều các loại vi khuẩn và mầm bệnh có nguy cơ gây hại đến cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Hàm lượng nhôm cao
Trong khi sơ chế và chế biến sứa, người ta sẽ dùng tới hoạt chất phèn. Đây là một loại chất phụ gia thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm. Khi tiêu thụ hàm lượng nhôm quá cao sẽ dẫn đến nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ.
Những đối tượng không nên ăn sứa
Các bạn cần lưu ý những đối tượng không nên ăn sứa hoặc nếu ăn chỉ ăn hạn chế, cụ thể:
- Trẻ em có độ tuổi dưới 8 tuổi thì tuyệt đối không được ăn sứa, kể cả tất cả các loại sứa đã được sơ chế và chế biến chín vì hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ngộ độc.
- Những ai có dị ứng với đồ ăn hải sản
- Những người vừa mới ốm dậy.
- Người đã từng có tiền sử ngộ độc thực phẩm.
Cách chế biến sứa an toàn
Để có thể sử dụng và thưởng thức những món ăn từ sứa một cách an toàn thì đầu tiên, các bạn cần phân biệt đâu là loại động vật có thể ăn được, và đâu là loại tuyệt đối không được ăn. Đặc biệt, chỉ nên mua và sử dụng những loại đã và đang được bày bán tại chợ, siêu thị hoặc 1 cơ sở kinh doanh hải sản nào đó, tuyệt đối không được tự ý đánh bắt sứa và mang về nhà để chế biến đồ ăn.
Nếu bạn mua thành phẩm là sứa tươi, thì bạn hãy chọn những con có màu trắng kèm phớt hồng, và có phấn như muối phủ lên thân và sờ vào không bị bết dính. Sau khi mang về nhà bạn cần phải có những bước sơ chế.
Đối với sứa tươi
Để sơ chế thật sạch, thì bạn phải cắt sứa ra, rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem ngâm chúng trong nước muối trộn cùng phèn chua. Thời gian ngâm khoảng 2 giờ đồng hồ, khi thân chuyển sang màu vàng nhạt hoặc hơi đỏ thì đổ đi và rửa lại nhiều lần với nước để bớt mặn.
Đối với sứa đông lạnh
Khi mua sứa khô thì các bạn chỉ cần rửa sạch với nước nhiều lần để loại bỏ hết những chất bảo quản và chất trong quá trình sơ chế. Lưu ý không ăn sứa làm nộm hoặc gỏi, chỉ ăn khi đã được nấu chín kỹ.
Kết luận
Hy vọng, bài viết trên đây đã bổ sung thêm cho bạn những kiến thức thú vị về loài sứa xinh đẹp của đại dương này. Các bạn hãy luôn lưu ý tránh xa những con sứa có chứa chất độc. Và cách sơ chế, chế biến món từ con này vừa ngon vừa bổ dưỡng.