Sứa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như selenium, choline hay collagen mà còn là nguyên liệu trong nhiều món ngon như gỏi sứa, nộm sứa, bún sứa… Thế nhưng, bạn nên cẩn thận khi ăn sứa biển vì có thể gặp một số rủi ro sức khỏe ngoài ý muốn.
Những tác dụng của sứa biển cho sức khỏe là nhờ lượng chất dinh dưỡng dồi dào trong nguyên liệu nấu ăn này. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu một số rủi ro từ món sứa mới có thể khẳng định ăn sứa có tốt không.
Rủi ro khi ăn sứa biển
Tuy tác dụng của sứa biển rất đa dạng nhưng bạn vẫn cần cẩn thận trước khi ăn. Sứa biển có thể mang đến một số rủi ro sức khỏe như sau:
• Phản ứng dị ứng: Sứa thường an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bị phản ứng phản vệ sau khi ăn sứa đã nấu chín.
• Vi khuẩn và mầm bệnh: Nếu không được làm sạch và chế biến đúng cách, sứa có thể chứa các loại vi khuẩn hoặc mầm bệnh nguy hiểm gây hại cho sức khỏe của bạn.
• Hàm lượng nhôm cao: Trong quá trình chế biến sứa, người ta sẽ dùng tới phèn. Đây là một hợp chất hóa học gọi là nhôm kali sunfat đôi khi được sử dụng làm chất phụ gia để bảo quản thực phẩm. Mặc dù Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chứng nhận đây là chất an toàn nhưng lượng nhôm lưu lại trong sứa sau khi dùng vẫn rất đáng lo ngại.
Hàm lượng nhôm trong chế độ ăn uống quá cao có thể dẫn đến bệnh Alzheimer và bệnh viêm ruột (IBD). Một nghiên cứu ở Hồng Kông đã cho thấy thức ăn sẵn có sứa có mức nhôm cao. Thói quen sử dụng các thực phẩm này thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách ăn sứa biển an toàn
Sứa có thể bị hỏng nhanh ở nhiệt độ phòng nên cần được làm sạch và bảo quản đúng cách. Sứa thường được bảo quản bằng cách sử dụng hỗn hợp phèn và muối giúp khử trùng, giảm độ pH của thịt mà vẫn duy trì độ săn chắc. Nếu được làm sạch và chế biến đúng theo cách này, sứa thường có ít hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay các mầm bệnh nguy hiểm khác. Vậy nên, bạn chỉ nên ăn sứa biển đã được làm sạch hoàn toàn và chế biến phù hợp.
Một yếu tố quan trọng khác giúp bạn đảm bảo an toàn khi ăn sứa biển là màu sắc của sản phẩm. Sứa mới chế biến thường có màu trắng sữa. Màu trắng này sẽ từ từ chuyển sang màu vàng sau một thời gian. Lúc này, bạn vẫn có thể dùng sản phẩm. Tuy nhiên, sứa chuyển sang màu nâu là đã bị hư và không an toàn cho sức khỏe.
Tác dụng của sứa biển rất đa dạng nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, sở thích ăn sứa biển vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không chọn được nguồn thực phẩm sạch sẽ. Khi đã tìm mua được sứa biển được làm sạch và bảo quản đúng cách, bạn có thể an tâm thưởng thức món ăn ngon này rồi đấy.
Những lưu ý khi ăn sứa biển
Sứa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và là nguyên liệu trong nhiều món ăn thơm ngon. Nhưng khi ăn sứa, bạn cũng cần biết một số lưu ý quan trọng và tác dụng phụ ngoài ý muốn của món ăn này dưới đây.
Bạn có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời từ sứa, nhưng trước tiên, hãy chế biến và sử dụng nó đúng cách! Sau đây là một số lưu ý khi ăn sứa sau khi bạn đã hiểu rõ sứa có chất dinh dưỡng gì.
-
Tránh dùng sứa tươi trong chế độ ăn uống của bạn: Sứa sẽ bị phân hủy trong vòng vài giờ và trở nên độc hại. Vì vậy, sứa luôn được các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng ở dạng khô hoặc ngâm.
-
Cách chọn mua sứa: Màu sắc của sứa là yếu tố quan trọng khi mua giúp bạn đảm bảo an toàn khi ăn sứa biển. Sứa mới được chế biến thường có màu trắng sữa, nó sẽ từ từ chuyển sang màu vàng nhạt sau một thời gian. Khi sứa chuyển sang màu nâu, nghĩa là nó đã bị hư và không an toàn cho sức khỏe.
-
Sơ chế và bảo quản: Bạn chỉ nên sứa khi đã được làm sạch hoàn toàn và bảo quản đúng cách. Khi đó, sứa sẽ có ít hoặc không có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay chứa các mầm bệnh nguy hiểm khác.
Đối với sứa tươi, bạn hãy rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha cùng phèn chua. Trong quá trình ngâm, bạn nên thay nước 3 lần, trong mỗi lần ngâm hãy thêm lượng muối và phèn chua tương tự. Khi thịt sứa đã chuyển sang màu đỏ hoặc vàng nhạt, bạn cần lấy sứa ra rồi ngâm vào nước lạnh khoảng 2 giờ. Đừng quên rửa lại bằng nước một lần nữa, để ráo rồi cắt thành miếng vừa ăn.
Với sứa khô, bạn có thể sơ chế sứa bằng cách ngâm với nước, thêm nước cốt chanh trong 4 – 5 tiếng hoặc để qua đêm. Bạn không cần chần sứa quá lâu vì sẽ khiến thịt sứa bị mất nhiều nước, teo lại, ăn sẽ bị khô.
Mặc dù sứa là một món ăn ngon với hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng bạn chỉ nên ăn sứa đã làm sạch cẩn thận với một tần suất hợp lý, tránh ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, hãy kết hợp sứa cùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Như vậy, bài viết này đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi “rủi ro khi ăn sứa biển” . Tác dụng của sứa vô cùng đa dạng, có thể giúp bạn duy trì một sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, món ăn ngon miệng này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không biết cách lựa chọn, sơ chế và bảo quản đúng cách. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho cả gia đình.